Đơn vị chủ quản: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh

Tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh – Chớ nên coi thường

Facebook
Skype
Email
Print

Mới đây, Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí đã tiếp nhận điều trị thành công cho một trường hợp trẻ sơ sinh có triệu chứng tiêu chảy cấp, mất nước nặng.

Tiêu chảy cấp ở trẻ sơ sinh cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời (Hình ảnh minh hoạ)

Theo thông tin từ gia đình cho biết trẻ 11 ngày tuổi, là con thứ 2, trẻ bú bình và ăn sữa công thức hoàn toàn. Cách vào viện 2 ngày, trẻ có biểu hiện đi ngoài phân lỏng tràn bỉm khoảng 20 lần/ngày, nhưng gia đình chưa đưa trẻ đi khám ngay. Đến khi trẻ kích thích, quấy khóc liên tục, bỏ bú, nôn… mới được đưa đến Bệnh viện Việt Nam – Thuỵ Điển Uông Bí. Qua thăm khám các bác sĩ thấy trẻ tím toàn thân, mắt trũng, môi khô, nếp véo da mất rất chậm, chồng khớp sọ, đi ngoài phân bạc màu, nhiều nước, rối loạn nhịp thở… Trẻ được chẩn đoán tiêu chảy cấp, mất nước nặng.

Các bác sĩ Khoa Sơ sinh Bệnh viện cho biết, đây là một trường hợp trẻ mất nước nặng nhất mà khoa từng tiếp nhận. Nếu trẻ không được cấp cứu kịp thời, tình trạng mất nước nặng có thể gây sốc mất nước, rối loạn điện giải, suy thận cấp, nguy hiểm hơn sẽ khiến trẻ bị suy hô hấp, trụy mạch, co giật, hôn mê đe doạ tính mạng… Ngay khi được tiếp nhận, trẻ nhanh chóng được điều trị thở máy, dùng thuốc kháng sinh, bù dịch bằng đường tĩnh mạch số lượng lớn, đặt catheter tĩnh mạch trung tâm. Sau 3 ngày trẻ được cai thở máy. Sau 10 ngày điều trị, sức khoẻ trẻ ổn định hơn và đã được xuất viện: trẻ tỉnh táo, ăn được, không quấy khóc, không nôn, da hồng hào, đi ngoài 2 lần/ngày.

Qua trường hợp này, bác sĩ Bệnh viện khuyến cáo: Nếu mẹ đủ sữa nên nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, lưu ý đến chế độ ăn của mẹ và cho trẻ bú mẹ trực tiếp để hạn chế nhiễm khuẩn đường ruột; Nếu cho trẻ bú bình, phải vệ sinh bình bú đúng cách; Người nhà chăm sóc phải đảm bảo vệ sinh, sát khuẩn tay đầy đủ. Người ốm, người có dấu hiệu ho, sốt, mệt mỏi không nên tiếp xúc gần hay thăm trẻ. Bởi đây rất có thể là đường lây truyền các vi khuẩn, virus đường ruột cho trẻ; Ngoài ra, nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường như: tiêu chảy nhiều lần trong ngày (từ 3 lần trở lên), đi ngoài phân nước, phân có nhày, bọt, màu xanh, phân bạc màu, trẻ quấy khóc, ăn kém, nôn… cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế có chuyên khoa sơ sinh khám sớm. Nhằm phòng tránh những biến chứng không mong muốn do tiêu chảy gây ra như sốc, truỵ mạch, suy hô hấp, thậm chí có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời.

(Nguồn: Bệnh viện VNTĐUB)

cùng chuyên mục

Ngày 16/4/2025, Hội Bảo trợ Người khuyết tật và trẻ mồ côi tỉnh phối hợp với Sở Y tế Quảng Ninh tổ chức Cuộc vận động “Nối vòng tay nhân ái vì người khuyết tật và trẻ mồ côi Quảng Ninh”. Đây là hoạt động thường niên được Hội Bảo trợ NKT&TMC tỉnh phối hợp duy trì thực hiện từ năm 2009 đến nay. Với mục tiêu giúp người khuyết tật, trẻ mồ côi có thêm nghị lực vươn lên trong cuộc sống, vượt qua mặc cảm bản thân, từng bước hòa nhập cộng đồng.

Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus sởi gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng trong cộng đồng và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, đặc biệt ở trẻ nhỏ. Trước tình hình này, ngành Y tế đã và đang chủ động trong công tác phòng, chống dịch bệnh, hạn chế tối đa nguy cơ lây lan tại địa phương.

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955 – 27/2/2025), chúng ta cùng nhìn lại hành trình cống hiến không mệt mỏi của một người Thầy thuốc ưu tú – BSCKII Đỗ Duy Long, người đã dành cả cuộc đời mình để mang lại hạnh phúc cho hàng ngàn gia đình thông qua việc chắp cánh ước mơ làm cha mẹ.

Để phát huy những thành quả đạt được trong công tác khám chữa bệnh, Sở Y tế Quảng Ninh luôn chỉ đạo các bệnh viện, trung tâm y tế nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, thái độ phục vụ bệnh nhân. Trong đó nhấn mạnh các giải pháp như tiếp tục phối hợp với các trường, viện đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hợp tác với các bệnh viện tuyến trên trong việc chuyển giao các kỹ thuật mới, nâng cao tinh thần thái độ phục vụ…, hướng tới mục tiêu chăm sóc sức khỏe Nhân dân ngày càng tốt hơn.

Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh xây dựng Kế hoạch triển khai công tác y tế phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 diễn ra từ ngày 25/01/2025 đến hết ngày 02/02/2025, cụ thể như sau:

Ngày 10/1/2025, Đảng bộ bộ phận Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ II, nhiệm kỳ 2025 – 2030.

Dự và chỉ đạo đại hội có đồng chí Vũ Ngọc Tuấn, Phó Bí thư Đảng ủy khối các cơ quan tỉnh; đồng chí Nguyễn Trọng Diện, Tỉnh ủy viên, Bí thư Đảng ủy Sở Y tế; đồng chí Nguyễn Minh Tuấn, Phó Bí thư thường trực Đảng uỷ Sở Y tế; đồng chí Vũ Quyết Thắng; Uỷ viên BCH Đảng bộ Sở Y tế; Bí thư Đảng bộ bộ phận, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Ninh cùng các đảng viên, đại diện BCH Công đoàn, Đoàn thanh niên và quần chúng ưu tú diện kết nạp Đảng của Trung tâm.

Nhân dịp chào đón năm mới Ất tỵ, ngày 08/1/2025, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh đã tổ chức gặp mặt, tri ân các cán bộ hưu trí công tác tại đơn vị qua các thời kì.

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/02/1955 – 27/02/2025), môn bóng đá nam nữ (7 người) trong khuôn khổ Hội thao Ngành Y tế Quảng Ninh năm 2025 đã chính thức khởi tranh vòng loại tại cấp cơ sở.

bản tin y tế

Các mẹ cần biết

Bác sỹ gia đình

liên kết website

liên kết facebook

thống kê truy cập