Đơn vị chủ quản: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Quảng Ninh

Đơn vị chủ quản: Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh

KHUYẾN CÁO PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH TRONG VÀ SAU LỤT BÃO, MƯA LŨ

Facebook
Skype
Email
Print

Mưa lũ, ngập úng không chỉ gây thiệt hại về tài sản, môi trường mà còn làm gia tăng nguy cơ bùng phát nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm như tiêu chảy cấp, bệnh đường hô hấp, đau mắt đỏ, bệnh ngoài da, sốt xuất huyết,… Để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, người dân cần lưu ý thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Mưa lụt tại Quảng Ninh  (Ảnh dân trí)

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và nước uống đặc biệt là ăn chín, uống sôi. Không ăn thực phẩm ôi thiu, chưa nấu chín kỹ. Tuyệt đối không sử dụng gia súc, gia cầm chết để chế biến thức ăn. Ưu tiên thực phẩm chế biến sẵn, nước uống đóng chai ở khu vực bị chia cắt, ngập lụt.

Thường xuyên Vệ sinh cá nhân và môi trường, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Sau khi lội nước bẩn, cần rửa sạch và lau khô chân, nhất là các kẽ ngón chân. Vệ sinh môi trường ngay khi nước rút, thu gom rác thải, xử lý xác động vật theo hướng dẫn của y tế. Khơi thông cống rãnh, diệt muỗi, loăng quăng để phòng sốt xuất huyết.

Xử lý và sử dụng nước sinh hoạt đúng cách theo hướng dẫn của cán bộ y tế. Giếng nước, bể nước bị ngập cần thau rửa, khử trùng trước khi sử dụng.Dùng hóa chất khử trùng theo hướng dẫn để đảm bảo nước sạch an toàn cho sinh hoạt.

Chủ động phòng bệnh bằng cách đưa trẻ em đi tiêm phòng đúng lịch, đầy đủ các mũi vắc xin phòng bệnh tiêu hóa, viêm gan A, sởi, viêm não… Khi có biểu hiện nghi ngờ mắc bệnh (sốt, tiêu chảy, đau mắt, ngứa da…), cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị kịp thời, tránh tự ý dùng thuốc.

Ngoài ra cần tăng cường cảnh giác với dịch COVID-19, sốt xuất huyết, tay chân miệng… đặc biệt ở trẻ nhỏ, người già, người có bệnh nền. Vệ sinh trường học, nhà ở, khu tạm cư sau lũ để hạn chế phát sinh mầm bệnh.

Công Sơn CDC

 

cùng chuyên mục

Không cần xây mới, không phải đi xa, không bỏ trống vùng khó tiếp cận – mô hình “1 Trạm chính – nhiều điểm trạm” đang được ngành Y tế tỉnh Quảng Ninh triển khai tại các địa phương sau sắp xếp địa giới hành chính theo chính quyền 2 cấp. Đây không chỉ là giải pháp tổ chức phù hợp trong bối cảnh mới, mà còn là cách làm tận dụng tối đa cơ sở hiện có, giữ nguyên dịch vụ y tế cho người dân, đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ từ tuyến y tế cơ sở.

bản tin y tế

Các mẹ cần biết

Bác sỹ gia đình

liên kết website

liên kết facebook

thống kê truy cập